Quy định mới về tăng lương từ năm 2016 cần chú ý
Lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.
Tiền lương là một vấn đề mấu chốt luôn được người lao động quan tâm. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người lao động. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống ngày càng cao thì không còn hiếm chuyện người lao động bỏ việc do vấn đề lương không đáp ứng được với nhu cầu và năng lực người lao động bỏ ra. Khi người lao động bỏ công sức ra thì họ muốn có mức lương phù hợp. Ngược lại, người sử dụng lao động thì lại muốn năng suất cao, chất lượng tốt mà tiền thuê lao động lại giá rẻ. Đó là tư duy chung trong xã hội. Chính vì vậy, là bên thứ ba dung hòa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì nhà nước ta đã có những quy định cụ thể về vấn đề tiền lương.
Bộ luật lao động năm 2012 dành riêng một chương để nói về vấn đề tiền lương (Chương VI – Điều 90-103)
Quy định mới về tăng lương 2016
Tiền lương (Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012)
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Chương VI: TIỀN LƯƠNG (Bộ luật lao động 2012)
Điều 90. Tiền lương
Điều 91. Mức lương tối thiểu
Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Điều 94. Hình thức trả lương
Điều 95. Kỳ hạn trả lương
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Điều 99. Trả lương thông qua người cai thầu.
Điều 100. Tạm ứng tiền lương
Điều 101. Khấu trừ tiền lương
Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương
Điều 103. Tiền thưởng
Xem chi tiết tại: http://www.boluatlaodong.com/bo-luat-lao-dong-2012/chuong-vi-tien-luong_t12-c015-a29-m4.html#dieu-90
Trong năm 2016, nhiều quy định mới về tăng lương bắt đầu có hiệu lực thi hành. Cụ thể như sau:
1.Tăng lương tối thiểu vùng
Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 01/01/2016 như sau:
– Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với Nghị định 103/2014/NĐ-CP ).
– Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với Nghị định 103).
– Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với Nghị định 103).
– Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với Nghị định 103).
Danh mục địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2.Tăng lương cơ sở
Theo Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội thì sẽ tăng lương cơ sở từ ngày 01/5/2016. Cụ thể như sau:
– Tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng.
– Lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.
3. Tăng lương khác
Thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 2.000.000 đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở.
Thời điểm thực hiện việc tăng lương nêu trên là từ ngày 01/01/2016.
Nội dung này được quy định tại Nghị quyết 99 của Quốc hội.
Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực với chất lượng kết quả ngày càng cao.
Để trở thành đòn bẩy kinh tế, việc trả lương phải gắn liền với kết quả lao động, tổ chức tiền lương phải nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả lao động. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Bội số của tiền lương phải phản ánh đúng sự khác biệt, trong tiền lương giữa loại lao động có trình độ thấp nhất và cao nhất được hình thành trong quá trình lao động.
Leave a Reply