Một số kỹ năng thành công trong công việc bạn cần biết

Để chăm sóc khách hàng là khả năng quan tâm đến các nhu cầu và mối quan tâm của người khác, đặc biệt là những người bạn phục vụ. Hiểu được cách chăm sóc khách hàng

trong công việc:Công việc ngày càng cạnh tranh và xu hướng thay đổi nghề nghiệp nhiều lần trong đời đã yêu cầu các kỹ năng làm việc ngày càng nhiều. Sau đây là danh sách 10 kỹ năng cần thiết trong công việc mà các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

10 kỹ năng cần thiết trong công việc gồm có:
1. Thông tin – Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định của . Kỹ năng thông tin là khả năng giao tiếp hiệu quả suy nghĩ và ý tưởng của bạn trong giao tế, trên giấy tờ và qua điện thoại. Nó liên quan đến việc biết lắng nghe người khác, xây dựng niềm tin và tôn trọng các ý kiến, quan điểm của người khác.
Đứng trên vai những người khổng lồ.
Để bạn hãy “đứng trên vai những người khổng lồ”, tức là hãy tìm kiếm những chuyện gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang đảm nhận đề học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như những tri thức họ có được trong quá trình giải quyết công việc. Những chuyên gia đó có thể đang làm việc cùng bạn, cũng có thể họ đã về hưu, v.v.. nhưng quan trọng là họ có kinh nghiệm trong việc giải quyết các rắc rối, đối mặt với những thách thức mà những người mới vào nghề như bạn có thể gặp phải. Họ có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích, trả lời những thắc mắc mà lâu nay bạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời, đưa ra cho bạn những định hướng mà nhờ đó bạn có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trong công việc của mình. Hãy nhớ rằng việc thiết lập quan hệ với những chuyên gia này sẽ mang đến cho bạn niềm vui, sự hứng thú trong công việc và đôi khi điều này sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ thú vị.
2. Tâm hồn sáng tạo

Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Sáng tạo là khả năng suy nghĩ, hành động để khám phá những cách thức mới của tư duy và làm việc.
Học tập đồng nghiệp
Việc học tập những đồng nghiệp có trình độ và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc của mình. Hãy chú ý quan sát cách làm việc để cố gắng nắm bắt và học tập theo những gì được coi là điểm mạnh của họ. Bạn có thể học tập cách sử dụng thời gian cho công việc, giải quyết các công việc đúng thời hạn theo yêu cầu nhiệm vụ của công ty như những người có kinh nghiệm trong công ty, điều này có thể mang đến cho bạn thành công nhất định trong những thành công chung của công ty cũng như mang lại cho bạn cảm tình của đồng nghiệp với tư cách là một nhân viên chăm chỉ, nhanh nhẹn. Điều này sẽ cho bạn thấy rằng ai muốn thành công trong công việc thì điều quan trọng đầu tiên là phải quan sát và hành động như những người có trình độ hơn mình.

Làm thế nào bạn có thể tạo ra nhiều ý tưởng mới?

3. Kỹ năng công nghệ – chuyên ngành kỹ thuật

Ngày nay, công nghệ phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa hầu hết các thiết bị điện, điện tử và cơ khí trong các lĩnh vực như khoa công trình, viễn thông, tự động, vận chuyển và hàng không cần những người có kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật tiên tiến. Vì thế, tìm hiểu về công nghệ là sự sẵn sàng để sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm mới nhất… vv. Chấp nhận công nghệ có nghĩa là sử dụng máy tính trong cuộc sống hàng ngày của bạn và công việc.
Phát triển các kỹ năng.
Tham gia mọi công việc của công ty điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo, các buổi seminar và những hoạt động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp khác. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc đầu tư một khoản cho việc tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng để trau dồi thêm tri thức và kinh nghiệm hoạt động. Càng tích lũy được nhiều tri thức bạn càng nắm bắt và điều khiển tốt hơn công việc của mình để trở thành một nhân viên năng động, sáng tạo. Điều này cũng sẽ giúp bạn lấp dần khoảng cách về trình độ và kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác trong công ty.
4. Làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng làm việc hiệu quả trong đội ngũ. Đó là việc có thể sử dụng đúng người để có được kết quả tốt nhất và luôn sẵn sàng để có thể lãnh đạo hoặc phối hợp làm theo.
Thiết lập kế hoạch theo chu kỳ 5 năm.
Khi có thời gian để kiểm nghiệm lại những mục đích nghề nghiệp bạn hãy lên kế hoạch cho 5 năm tiếp theo. Bạn thử suy nghĩ đến việc học nâng cao hoặc hoàn thành các khóa học với các chứng chỉ cần thiết? Tìm kiếm các cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc chuyển hướng sang công việc khác? Hãy cố gắng đưa ra các giả định là lên kế hoạch chi tiết cho công việc của mình. Bạn có thể liệt kê các kế hoạch cần thực hiện và nhớ rằng các kế hoạch đó có thể được thực hiện hay không là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân bạn. Các kế hoạch đó có thể sẽ khó khăn khi bạn thực thi chúng nhưng bạn sẽ không thể biết mình sẽ làm gì nếu bạn không có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề – Tính linh hoạt

Tính linh hoạt là khả năng thích nghi để giải quyết công việc chúng ta gặp phải hàng ngày trong kinh doanh lẫn đời sống riêng. Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang càng ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. Chắc chắn rằng, những người có khả năng phát hiện và nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả sẽ được trọng dụng
Học cách quản lý thời gian và tiền bạc.
Cho dù bạn có ở đâu trên nấc thang danh vọng thì bạn cũng phải học cách quản lý những gì bạn có một cách khôn ngoan, hợp lý. Điều đơn giản đầu tiền là hay cố gắng tiết kiệm từ 5 đến 10% thu nhập hàng tháng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý rằng việc quản lý tốt tài sản bạn có sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm để quản lý những công việc của công ty cũng như khách hàng của bạn. Hãy làm tương tự với những dự định, những kế hoạch tương lai của bạn. Cố gắng đừng dựng lên quá nhiều kế hoạch, những hoạt động mà bạn ít có cơ hội để hoàn thành. Hãy cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi để có được cảm giác thoải mái trong cuộc sống.
Đừng để công việc của bạn trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, hãy tiến hành ngay khi có thể bằng cách nắm bắt và điều khiển chúng bằng những kinh nghiệm, những tri thức học hỏi và thu lượm được trong quá trình vươn tới sự hoàn hảo của một chuyên gia bạn nhé!
6. Tìm hiểu – thu thập thông tin

Quản lý thông tin là khả năng biết được nơi để có được thông tin cần thiết — để tìm kiếm, định vị, và thu thập nó. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, cho dù chúng là từ những con người hoặc từ các tài liệu trong thế giới rộng lớn của công nghệ.Cũng giống hầu hết các kỹ năng mềm khác, kỹ năng ra quyết định không phải là điều bạn được dạy tại trường. Không ai có thể dạy bạn cách phán đoán và hành động đúng đắn nhất ngoại trừ kinh nghiệm của bản thân.
Bạn có thể tận dụng mạng xã hội để luyện tập kỹ năng này. Chẳng hạn, khi đăng tải điều gì đó lên Facebook và sau đó ân hận vì nó, bạn sẽ biết rằng mình nên và không nên chia sẻ những gì. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động và bạn sẽ biết cách cải thiện.
7. Kỹ năng tự nhận thức bản thân

Tự quản lý là khả năng quản lý bản thân trong những tình huống cá nhân và chuyên nghiệp. Khi bạn tự nhận thức – quản lý bản thân, bạn có thể đáp ứng phù hợp đối với các tình huống căng thẳng. Kỹ năng nhận thức để phát triển bản thân, có thể được xem như là điều phải học tập suốt đời.Điều này đơn giản chỉ là thể hiện sự thân thiện. Nếu bạn bất lịch sự với nhân viên lễ tân và tỏ thái độ khinh khỉnh với những ứng viên khác, bạn sẽ mất điểm trong cuộc phỏng vấn. Hoặc nếu là người hay phàn nàn, bạn làm cho quá trình tìm việc của mình khó khăn hơn. Hãy thay đổi thái độ và quan điểm theo chiều hướng tích cực, lạc quan hơn để hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.
8. Chăm sóc khách hàng

Để chăm sóc khách hàng là khả năng quan tâm đến các nhu cầu và mối quan tâm của người khác, đặc biệt là những người bạn phục vụ. Hiểu được cách chăm sóc khách hàng là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng đang có nhu cầu cao. Trong đó, kỹ năng cốt lõi là khả năng ứng xử, quản lý con người và hệ thống; hiểu được nhu cầu của khách hàng và chuyển những nhu cầu trên thành cơ hội kinh doanh.

9. Phát triển cá nhân

Khoa học, y học và công trình ngày càng có được những thành tựu phát triển vĩ đại. Nhu cầu nguồn nhân tài về khoa học và số học là một thách thức của các ngành này trong tương lai. Ngoài ra, nắm bắt và thông thạo một ngoại ngữ là cơ hội giúp bạn tìm được công việc cần thiết. Những ngoại ngữ nổi bật hiện nay như: tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp và Đức.
10. Kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Tất cả các công ty đều có các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa các nhân viên. Sự thành công của công ty phần nhiều đến từ sự đoàn kết hợp sức từ toàn bộ tập thể công nhân viên công ty. Vì vậy, việc quản lý nhân lực, bộ phận nhân sự, bộ phận quản lý cần quan tâm, giải quyết và thỏa mãn các vấn đề của nhân viên trong phạm vi của mình. Người quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt phương pháp thiết thực điều hành doanh nghiệp hiệu quả là điều hết sức quan trọng.

Phương diện này cần những kỹ năng cơ bản như: quản lý nhân lực, quản lý hệ thống, quản lý tài nguyên và tài chính. Ngoài ra cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tùy thuộc vào sự quan tâm, khả năng của bạn và yêu cầu nghề nghiệp mà bạn nên phát triển những kỹ năng nào ở trên. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế khó khăn trước mắt, điều quan trọng là điểm lại những kỹ năng hữu dụng trong việc phát triển sự nghiệp. Nó không bao giờ là quá trể để phát triển các kỹ năng quan trọng. Hãy xem xét từ thực tế và nhẫn nại học hỏi, bạn sẽ trở thành người làm việc mà mọi nhà tuyển dụng đều đang muốn tìm kiếm.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *