Bí quyết và những lưu ý giúp bạn luôn sáng tạo trong công việc

Đó là một sai lầm vì cách tốt nhất để có ý tưởng mới là để các suy nghĩ đa dạng gặp nhau, ví dụ như công ty Netflix thành công như ngày hôm nay là nhờ có người nhận

Bí quyết và những lưu ý giúp bạn luôn tràn ngập các ý tưởng Nhiều người luôn nhầm tưởng rằng chỉ có những người đam mê nghệ thuật, quảng cáo… thì mới phải và sản sinh ra các ý tưởng mới thường xuyên. Song, ở bất cứ ngành nghề nào, để có được thành công bạn cũng đều phải có khả năng tư duy .

Tuy nhiên, sẽ không thiếu những lúc chúng ta bị rơi vào khoảng không vô định bởi không có lấy nổi một ý tưởng nào mới để chia sẻ với mọi người. Tư duy sáng tạo của chúng ta trở thành “giếng cạn”. Vậy làm thế nào để có thể rút ngắn những khoảng thời gian trống rỗng ý tưởng sáng tạo?
12 cách giúp bạn nảy sinh các ý tưởng sáng tạo mới trong công việc
1.Tĩnh tâm lại: Không có gì căng thẳng hơn là làm việc trong một nhóm với một lãnh đạo luôn hoang mang khiến hiệu quả công việc chung giảm sút. Dù đôi khi một vài nỗi lo sợ là không tránh khỏi, để cho những nỗi lo đó ảnh hưởng tới cộng sự của mình sẽ khiến mọi người lảng tránh và mất tin tưởng ở bạn. Điều này đồng thời kìm hãm sự sáng tạo. Vậy bạn nên làm gì? Hãy tham gia những khóa đào tạo lãnh đạo, ngồi thiền, tham vấn bạn bè về cách giải quyết, thậm chí cho phép mình khóc để giải tỏa những phiền muộn. Việc thành thực với bản thân mình cũng là cách giải quyết vẫn đề hiệu quả nhất.
Bí quyết và những lưu ý giúp bạn luôn tràn ngập các ý tưởng sáng tạo
2. Kết nối những cá nhân có ảnh hưởng: Mỗi khi nhìn thấy những tòa nhà chọc trời mọc lên, hãy tưởng tượng ra những quá trình mà các kiến trúc sư phải trải qua khi thiết kế công trình. Họ không chỉ để tâm tới những gì diễn ra bên trong tòa nhà, mà còn cân nhắc việc dân cư chuyển vào ở ra và di dời như thế nào, với mục tiêu hàng đầu là đảm bảo việc kết nối con người. Đó là nhiệm vụ của bạn khi xây dựng đội ngũ cộng sự. Bạn cần thúc đẩy sự kết nối giúp cho mọi thành viên đóng góp tài năng hay ý tưởng của mình cho nhóm.
Trò chuyện với bạn bè và đồng nghiệp quen thuộc có thể đưa bạn vào lối mòn suy nghĩ. Hãy sử dụng lợi thế của các mối quan hệ trên mạng và bắt đầu những giao tiếp mới mẻ và hào hứng. Những người mới không biết thói quen suy nghĩ và các câu chuyện cũ, vì thế bạn cần sáng tạo lại các câu chuyện. Các quan điểm mới mẻ sẽ làm nổi lên suy nghĩ mới và có thể làm lóe lên một vài tia sáng.
3. Tập trung vào quy trình, bởi quy trình tạo ra vật chất: Những nhà thiết kế thường hay nói rằng bối cảnh đồng nghĩa với nội dung. Nói cách khác, đó là con đường đưa bạn tới đích đến. Là một lãnh đạo, mục tiêu của bạn là truyền tải sự tự tin sáng tạo bằng cách tạo khuyến khích đội ngũ của bạn làm vươn khỏi khả năng chuyên môn của họ. Qua việc luôn luôn lắng nghe, và khéo léo từ chối những ý tưởng không khả thi bằng cách tiếp tục hỏi han “ừ, và?” thay vì một lời “không” thẳng thừng. Hãy làm việc với một thái độ cởi mở, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi, mà chỉ là cái nôi cho những ý tưởng tốt hơn.
4. Tạo không khí làm việc vui vẻ: Sự sáng tạo không phải là chỉ một sự cố gắng theo lý trí, mà sự sáng tạo đòi hỏi rất nhiều công sức, rủi ro và thất bại là hoàn toàn có thể xảy ra. Một công việc không có niềm vui sẽ không có nghĩa lý gì. Bạn hãy nhớ rằng, hành trình quan trọng hơn đích đến, vì vậy hãy tận hưởng hành trình của mình. Hãy chia sẻ niềm vui và tiếp thêm nhiên liệu cho quá trình sáng tạo.
5. Viết cam kết: Hãy cùng cả đội viết cam kết và yêu cầu tất cả mọi người cùng kí. Điều này sẽ đưa mọi người tới gần nhau hơn, đồng thời giúp mọi người ghi nhớ. Cam kết của bạn chắc chắn sẽ khác, nhưng đây là một số ý tưởng khởi đầu cho bạn:
Phá bỏ mọi quy luật và cho phép mình mơ ước
Cởi mở lắng nghe và đón nhận ý kiến
Tin tưởng và được tin tưởng
Tiếp tục làm ơn để trả ơn
6. Cung cấp đồ chơi để thúc đẩy sự sáng tạo
Đồ chơi sẽ khiến mọi người làm việc hăng say hơn. Đội của tôi đã chế tạo ra một công cụ hữu ích gọi là “Tấm bạt rừng nhiệt đới” (Rainforest Canvas) giúp mọi người hình dung ra hệ sinh thái của mình. Chúng tôi đã tổ chức những buổi gặp mặt khắp nơi trên thế giới để truyền đạt về công cụ này. Mỗi mảnh của tấm bạt này đại diện cho một phần quan trọng của hệ sinh thái, như nhà lãnh đạo, những thành viên có liên quan và nguồn lực. Mỗi thành viên trong đội sẽ điền câu hỏi vào từng phần (ví dụ như “Những đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp là ai?”, “Chúng ta có những nguồn lực nào?”). Nếu được sử dụng đúng cách, đây sẽ là một công cụ mang lại kết quả không ngờ tới. Đây là cách giúp người sử dụng lần đầu tiên mường tượng ra hệ sinh thái của riêng mình.
7. Làm cầu nối cho những phân chia xã hội: Những rào cản xã hội được tạo ra bởi khoảng cách địa lý, mạng lưới quen biết, ngôn ngữ hay sự thiếu tin tưởng, sẽ dập tắt những mối quan hệ xã hội đáng giá trước khi chúng nhen nhóm. Việc vượt qua những rào cản này là trọng yếu. Hãy đặt ra câu hỏi cho chính mình, trong nhóm của bạn còn những bất đồng gì, nguyên nhân là gì và làm sao để bạn có thể góp phần giảng hòa? Đôi khi việc điều chỉnh những lợi ích cho thành viên có thể cải thiện việc giao tiếp. Bạn cần liên tục ôn lại những cam kết của nhóm, và đồng hóa lợi ích của mọi thành viên với mục tiêu chung.
8. Đọc thêm sách: Sách rất tốt cho việc khởi tạo những ý nghĩ mới và kích thích các ý tưởng lớn. Tôi đã không đọc sách nhiều trong một thời gian dài. Nhưng bắt đầu đọc các cuốn sách kinh doanh thường xuyên giúp tôi học hỏi thêm và mở rộng cách suy nghĩ. Vài năm trước tôi bắt đầu đọc thêm sách viễn tưởng và lịch sử. Những câu chuyện này thực sự đưa bạn ra khỏi các khoảng trống và kích hoạt nguồn ý tưởng. Ngay cả khi không thể dành thời gian cho sách, hãy vào hiệu sách và lướt qua các danh mục, bạn sẽ tìm thấy nhiều sự kích thích cho trí não.
9. Lướt web ngẫu nhiên: Google là công cụ tuyệt vời nếu bạn biết mình muốn tìm gì, nhưng cách tốt nhất để nảy sinh ý tưởng mới là tìm tòi ngẫu nhiên. Hãy dành một giờ mỗi tuần để khám phá thế giới web, có thể bắt đầu với nút I’m feeling lucky. Những điều mới lạ sẽ làm não của bạn hoạt động tích cực hơn.
10. Viết nhật ký thường xuyên:Nhật ký dùng để ghi lại ý nghĩ, cảm xúc và kỷ niệm trong cuộc sống của bạn. Đây cũng là cách tuyệt vời để cấu trúc và phát triển ý tưởng. Nếu bạn chưa viết nhật ký, hãy bắt đầu từ bây giờ. Nếu đang viết, đơn giản là thêm thói quen kết thúc mỗi bài bằng: “Đây là ý tưởng mới của tôi cho ngày ….”
11. Thiền: Rất khó để nảy sinh ý tưởng lớn khi đầu óc của bạn bị bao phủ bởi lo lắng và suy nghĩ thường nhật. Bạn cần không gian yên tĩnh. Thiền giúp giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng và công việc hàng ngày. Và khi đó bạn có thể tập trung vào tương lai của mình – hoặc giải quyết các vấn đề của thế giới. Hãy cam kết dành riêng 2 tiếng mỗi tuần để thiền và bạn sẽ sớm thấy dòng chảy ý tưởng mới xuất hiện.
12. Làm bài tập cấu trúc: Cấu trúc nuôi dưỡng sự sáng tạo. Những bài tập đơn giản có thể giúp não bộ làm việc tập trung và sản sinh những ý tưởng lớn. Cùng với một người bạn, hãy dành 10 phút để cấu trúc lại và brainstorm 42 ý tưởng cho một chủ đề hay vấn đề cụ thể nào đó. Bạn có thể chỉ nghĩ được 35-37 nhưng điều đó không quan trọng, bạn sẽ tìm ra ít nhất 2-3 ý tưởng đáng giá trong danh sách.
Tất cả phương pháp nêu trên đều đòi hỏi dành thời gian và năng lượng, nhưng đó là chìa khóa cho những ý tưởng lớn. Bạn cần trao cho bộ não mình thời gian và không gian để làm việc. Nếu thử với từng phương pháp, hãy cam kết có được một hay hai ý tưởng lớn, ghi chúng lại và có trách nhiệm với chúng. Việc hiện thực hóa chúng sẽ do bạn tự quyết định.
Làm thế nào để duy trì và nuôi dưỡng các ý tưởng ?
Khi làm việc trong môi trường nhiều áp lực hay khi công việc trở nên quá quen thuộc vì nhiệm vụ hàng ngày lặp đi lặp lại, sự sáng tạo của bạn có thể bị suy giảm. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, bởi nếu không có những ý tưởng mới, con đường phát triển sự nghiệp phía trước của bạn sẽ bị chậm lại. Dưới đây là những biện pháp giúp bạn duy trì và nuôi dưỡng sự sáng tạo trong công việc:
1. Dành thời gian nghỉ ngơi: Hãy tận dụng ngày nghỉ cuối tuần để đi du lịch và ngủ. Trong việc hình thành tư duy và bồi đắp sự sáng tạo, thời gian nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém lúc làm việc. Nếu không có thời gian xa rời bàn làm việc, cơ thể và tinh thần của bạn sẽ suy sụp, năng suất làm việc tất nhiên sẽ giảm sút và hiệu quả không cao. Vì vậy, thay vì cứ đắm chìm trong không gian chật hẹp hiện tại, hãy dành thời gian để thư giãn, đi tới nơi mới và gặp gỡ những con người mới. Chắc chắn, đầu óc bạn sẽ thông thoáng hơn để suy nghĩ một cách sáng tạo và mới mẻ hơn.
2. Thử sức với sự khác biệt: Cùng với việc nghỉ ngơi, hãy để não bạn tái nạp năng lượng và hấp thụ thông tin theo một cách mới. Hãy tìm kiếm những suy nghĩ khác so với cách bạn thường nghĩ. Chẳng hạn, thay vì trung thành với một thể loại sách, chỉ xem phim nội địa hay làm những việc lặp đi lặp lại, bạn hãy thử thách với các loại hình khác. Tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn: phim nước ngoài, sách cổ hoặc hiếm, bảo tàng lạ, triển lãm những vật sáng tạo hay các buổi hòa nhạc không mấy tên tuổi…
Những ý tưởng khác biệt không chỉ phát triển trong đầu óc của mình mà còn qua cách tiếp cận thế giới rộng lớn. Hãy tưởng tượng trong một cuộc họp, mọi người nói về cùng chủ đề và cố gắng tìm cách để người khác lắng nghe mình. Để thu hút sự chú ý, bạn có thể xoay ngược chủ đề đang nói hay đề cập tới một vấn đề mới để dẫn dắt tới câu chuyện hiện tại. Tiếp cận một cách đa chiều, mới mẻ sẽ giúp ích cho sự phát triển của bạn và những người xung quanh.
3. Tìm kiếm cách diễn tả cảm xúc: Chúng ta có thể cảm thấy ngột ngạt vì quá quen thuộc với những thói quen hàng ngày để cuộc sống vận hành một cách trơn tru. Và có nhiều cảm xúc bạn không muốn bộc lộ để đảm bảo cho sự suôn sẻ đó. Nhưng cuộc sống rất phức tạp và có những điều bạn không thể lên kế hoạch trước. Vì vậy, hãy thoải mái tìm cách “giải phóng” cảm xúc của mình một cách thích hợp. Hơn nữa, ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc sẽ giúp bạn có tư liệu cho ra đời những ý tưởng mới hay giải pháp cho vấn đề vướng mắc hiện tại.
Những điều cần tránh để không làm tổn hại quá trình sáng tạo trong công việc
Những ý tưởng sáng tạo cần không gian tương xứng để phát triển. Nếu không có sáng tạo, bạn chỉ là người đi theo những người khác và gặt hái những kết quả kinh doanh nghèo nàn. Các doanh nhân nhận thức rõ điều này, nhưng trên thực tế thì nhiều người đang vô tình làm tổn hại quá trình sáng tạo trong công việc kinh doanh của mình.
1. Sáng tạo là sự bổ sung, không phải là sự loại trừ: Một sai lầm thường gặp, không chỉ ở doanh nhân, mà là ở những người quản lý nói chung – đó là nghĩ rằng ý tưởng tốt chỉ xuất hiện từ một nhóm nhỏ được lựa chọn. Họ bỏ qua các ý tưởng được đề xuất bởi những nhân viên cấp thấp, hoặc là hạn chế các hoạt động sáng tạo, chẳng hạn như brainstorm đối với một số nhóm người nhất định.
Đó là một sai lầm vì cách tốt nhất để có ý tưởng mới là để các suy nghĩ đa dạng gặp nhau, ví dụ như công ty Netflix thành công như ngày hôm nay là nhờ có người nhận thấy các file phim rất nặng khó có thể download từ mạng. Nếu chỉ sử dụng những người được lựa chọn sẽ hạn chế các tổ hợp ý tưởng và kinh nghiệm cần thiết mới vì những người này đã quá hiểu nhau. Cần luồng gió mới để khuấy động mọi việc.
2. Sáng tạo cần thời gian và nguồn lực: Mọi quá trình kinh doanh cần điều kiện để tiến hành. Nếu hạn chế thời gian, năng lượng hay nguồn lực cần thiết thì quá trình này sẽ không thể thực hiện. Nhân viên cần không gian để tưởng tượng, thử nghiệm, xem xét, mặc dù những điều này cuối cùng có thể không dẫn đến đâu
Nếu bạn quản lý mọi người theo từng phút với hy vọng thiết lập sự nghiêm ngặt trong công việc, bạn sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo nhân danh sự hiệu quả ngụy tạo. Điều hành một công việc kinh doanh yêu cầu có sự mạo hiểm và cần sử dụng quản lý rủi ro để ngăn chặn tác động tiêu cực có thể xảy ra.
3.Sáng tạo cần nuôi dưỡng trong môi trường phù hợp: Những sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh tốt nhất không hình thành ngay từ lần đầu tiên. Chúng xuất hiện sau nhiều sai lầm, những sai lầm này thật ra là sự đầu tư vào kết quả cuối cùng. Nếu bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo, hãy chấm dứt phạt mọi người vì những lỗi lầm, chấm dứt loại bỏ công khai những ý tưởng từ người của mình vì vị trí của họ, chấm dứt khuyến khích nhân viên ganh đua để dành sự ưu ái của người quản lý.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *