Những kiểu “săn” việc lãng phí thời gian nhất hiện nay

Chiến thuật rất cổ và rất liều này sẽ bị chặn hoàn toàn trước khi đến tay người tuyển dụng và hơi có vẻ giống với thư giác. Ryan nói: “Các dịch vụ gửi đến hàng trăm,

Dù bạn đang thất nghiệp hay đang thì thời gian luôn được ví như tiền bạc, vì vậy bạn không nên lãng phí vàng bạc của mình để theo đuổi những điều vô vọng. Bởi nhiều con đường có thể dẫn bạn đi vào ngõ cụt, tức là bạn cũng sẽ rỗng túi.
Việc tìm kiếm khi sử dụng những phương pháp thử và thật, đặc biệt là mạng, sẽ dẫn bạn đến với công việc kế tiếp, chứ không phải là những chiến thuật có vẻ liều lĩnh. Tránh năm kiểu dưới đây để không phải đối mặt với những hậu quả tồi tệ nhất:

1. Cầu may

Đừng mù quáng gửi bản lý lịch của bạn một cách tự nguyện, qua điện tử hay cách nào đó khác, cho bất kỳ công ty nào mà không liên hệ trước.

Ryan, người sáng lập ra AskLizRyan.com nói rằng: “Việc tung ra các lá đơn xin việc không đạt chuẩn và những bản lý lịch không phân định rồi ngồi cầu nguyện chỉ dành cho người tìm kiếm việc làm trong vô vọng. Việc đó không hề có tác dụng, và dù 10 năm hay hơn thế nữa thì cũng vẫn vô tác dụng”. Hãy thiết lập mối liên hệ trước khi gửi một lá đơn theo yêu cầu và, “bạn thậm chí còn có thể tùy biến bản lý lịch của mình nếu yêu cầu của công việc có đòi hỏi”.

2. Xếp hàng ở hội chợ việc làm

Ryan thừa nhận: “Thật buồn khi phải nói ra, nhưng hầu hết các hội chợ việc làm chỉ thêm lãng phí thời gian. Nên tránh những hội chợ việc làm kiểu ồ ạt, ở đó có vô số những nhà tuyển dụng dựng lều rạp, nhưng sẽ chẳng có ai nhận lý lịch cả”. Cũng có một vài hội chợ việc làm có giá trị. Ryan, cựu quản trị nguồn nhân lực, chú ý đến những hội chợ việc làm được tổ chức trong trường đại học và lưu ý đến giờ mở cửa rõ ràng của công ty. Đề cập đến mạng việc làm để học hỏi nếu có bất kì ai có thể giới thiệu những hội chợ đáng giá. “Hỏi xung quanh trước khi bạn chuẩn bị đến hội chợ việc làm hoặc những rủi ro khi thời gian bị lãng phí và cái tôi của bạn cũng bị đụng chạm”.

3. Kiếm những chứng chỉ mà không ai muốn

Thông thường sẽ cảm thấy ít tự tin hơn vào những kĩ năng của mình nếu bạn đang gặp phải thời điểm khó khăn khi tìm việc, nhưng đừng dồn hết thời gian vào bất kì khóa đào tạo thêm nào trừ khi bạn chắc chắn nó sẽ mang lại những kết quả tiến bộ.

Ryan tiết lộ: “Trước khi bạn đăng kí vào một chương trình đào tạo chứng chỉ, hãy kiểm tra bảng công việc để đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu nó. Thật không có ý nghĩa gì khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào một tấm chứng chỉ mà chẳng ai cần đến”.
4. Trả tiền cho người thu dụng nhân tài
Đừng nộp tiền cho bất kì nhà tuyển dụng nào hay kí kết hợp đồng có thỏa thuận phải nộp tiền. “Những nhà thu dụng nhân tài thực sự, cũng được xem như những nhà tư vấn tìm kiếm hoặc nhà tuyển dụng bên thứ ba, sẽ không nhận tiền của bạn. Họ được người đứng ra tuyển dụng trả tiền để lấp kín những công việc còn trống”. Cô cũng cảnh báo: “Nếu một nhà tuyển dụng gọi điện hoặc email cho bạn để nói rằng anh/cô ấy có việc còn trống, sau đó mời bạn đến văn phòng của anh/cô ấy để bàn bạc và giới thiệu với bạn một loạt các dịch vụ đào tạo nghề, thì hãy từ bỏ ngay. Những chuyên gia tìm kiếm thực sự sẽ không lấy một xu nào từ ứng cử viên của họ”.
5. Đăng kí vào dịch vụ chuyển phát lý lịch qua fax
Chiến thuật rất cổ và rất liều này sẽ bị chặn hoàn toàn trước khi đến tay người tuyển dụng và hơi có vẻ giống với thư giác. Ryan nói: “Các dịch vụ gửi đến hàng trăm, hàng nghìn lý lịch của bạn có thể rất đáng giá trong vòng 20 năm về trước. Hiện nay, chúng hầu như là vô nghĩa, bởi vì nó khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu khi nhận được những bản lý lịch họ không yêu cầu. Hãy quên những dịch vụ chuyển phát đó và tự mình nghiên cứu thật cẩn thận để đến với người đưa ra quyết định bằng những thông điệp mà họ thực sự muốn nghe”.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *