Nhà tuyển dụng biết gì về ứng viên trẻ qua mạng xã hội
Mọi tổ chức hàng đầu đều muốn sở hữu nhân sự có tác phong làm việc chuyên nghiệp trong từng chi tiết cũng như ứng xử thông minh ở đời thực, và tất nhiên, cả trên mạng xã hội.
Tham gia mạng xã hội là phương thức hiệu quả để xây dựng thương hiệu cá nhân. Chắc chắn chúng ta đều biết nhà tuyển dụng kết nối hoặc theo dõi mình qua mạng xã hội nhằm mục đích tìm hiểu ứng viên.
Phác bức chân dung rõ ràng về ứng viên trẻ
Mạng xã hội đang trở thành kênh tham khảo hữu dụng cho các công ty, doanh nghiệp trước khi quyết định gọi gặp mặt phỏng vấn ứng viên ngoài kênh cơ bản là CV (sơ yếu lý lịch).
Trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do cá nhân, các nhà tuyển dụng/ chuyên viên nhân sự thể hiện sự sắc sảo trong sàng lọc ứng viên phù hợp chỉ qua vài cú nhấp chuột kiểm tra Linkedin, Facebook, Twitter, Google Plus, Tumblr, thậm chí là Flickr, Youtube… của người đó.
Các nhà tuyển dụng dùng
Muốn tôi thuê bạn, hãy cho tôi xem Facebook! Các nhà tuyển dụng dùng mạng xã hội như kênh thông tin hữu ích để tham khảo khi tuyển dụng ứng viên trẻ nếu cần.
Thạc sĩ Nguyễn Đình Thành – Giám đốc Tư vấn chiến lược Truyền thông Le Bros, Đồng sáng lập Elite Pr School cho hay: “Hầu hết các nhà tuyển dụng đều quan tâm đến trang cá nhân của ứng viên, chỉ có điều họ đọc thông số đó như thế nào thì tùy thuộc vào đặc thù, vị trí công việc”.
Ông Đức Sơn – Giám đốc Chiến lược thương hiệu Richard Moore Associates khẳng định: “Chúng tôi có sử dụng mạng xã hội để tham khảo khi tuyển dụng. Chẳng hạn, khi đọc chia sẻ của các bạn ứng viên trên Facebook, tôi sẽ hiểu được phần nào về con người họ. Chúng ta thường nghĩ thế nào viết thế đó. Không bị chi phối bởi một ai cả”.
Cùng với sự bùng nổ internet, xu hướng tuyển dụng qua mạng xã hội đang ngầm phát triển mạnh mẽ trong giới quản lý nhân sự toàn thế giới, đặc biệt ở các khối ngành cần óc sáng tạo cao.
Tại sao nhà tuyển dụng lại tìm cách tiếp cận mạng xã hội của ứng viên trẻ?
Các nhà tuyển dụng dùng
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Thành nhấn mạnh: “Qua các tài khoản mạng xã hội, nhà tuyển dụng có được phần nào thông tin về tính cách, mối quan tâm, tầm hiểu biết, sự quảng giao, khả năng giao tiếp xã hội của bạn…
Làm sao ‘đọc vị’ thông tin báo chí?. Mạng xã hội không khác ngoài đời thực nhiều lắm, dù có thể nó được tô vẽ lên ít nhiều. Nếu bạn suốt ngày chửi bậy, ăn nói nhăng cuội trên trang cá nhân thì chắc chắn bạn không phải là ứng cử viên sáng giá nhà tuyển dụng tìm kiếm”.
Mặt khác, các nhà tuyển dụng tinh tường rất có thể sẽ lần ra manh mối ứng viên trẻ đã “chém gió” về kinh nghiệm làm việc chính từ mạng lưới liên kết khổng lồ này. Bạn cũng dễ dàng bị đánh trượt vì những “chiến tích” say xỉn, các bức ảnh khoe thân phản cảm … được “phơi” trên mạng xã hội.
Nếu bạn thường xuyên đăng tải những nội dung bi quan, tiêu cực có thể doanh nghiệp sẽ cân nhắc về mức độ “thiện chiến” của bạn với công việc. Bạn chỉ mất 15s để nói xấu sếp cũ nhưng cũng chỉ mất không đến 10s để NTD từ chối bạn… Đó chỉ là một số những hệ lụy “dở khóc dở cười” mà không ít ứng viên trẻ phải trả giá bằng chính cơ hội nghề nghiệp của mình.
Tìm kiếm mức độ “tương thích” với vị trí tuyển dụng.
Các nhà tuyển dụng dùng
Chuyên gia Nguyễn Đức Sơn nhấn mạnh, trau dồi năng lực nhưng không quên gây dựng hình ảnh để hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng.Thậm chí, ngay cả khi bạn không cung cấp hồ sơ mạng xã hội của mình, các nhà tuyển dụng vẫn có cách tiếp cận chúng chỉ qua vài lệnh đơn giản nếu cần. Vậy, họ theo dõi, tìm kiếm, đánh giá gì từ “chốn riêng” của các ứng viên?
“Việc tham khảo ứng viên qua mạng xã hội không có công thức chung. Ví dụ, tôi biết, có trường hợp tất cả ứng viên đều sáng giá tương đương nhau. Cuối cùng, một anh chỉ có 20-30 bạn trên Facebook trúng tuyển bởi đó là vị trí cần sự kín đáo.
Ngược lạị, lĩnh vực truyền thông, PR, marketing… cần những con người đam mê đối thoại với người khác. Và chúng tôi sẽ vào Facebook để tìm xem có dấu hiệu của một viên tâm huyết với nghề truyền thông không qua các trạng thái, bình luận, ghi chú, hình ảnh đăng tải có đẹp, hấp dẫn, giá trị hay không…”, ông Nguyễn Đình Thành chia sẻ.
Đối với các công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp, nhà tuyển dụng sẽ đặt nhiều nghi vấn nếu bạn như “người tàng hình” trên mạng xã hội. Hoặc, với các ngành đòi hòi sự cẩn thận thì việc viết sai chính tả, ngữ pháp thường xuyên trên mạng xã hội là điều không nên. Đối với nhóm ngành kế, nghệ thuật thì những chia sẻ thể hiện tư duy thẩm mỹ sẽ giúp bạn ghi điểm…
Tận dụng “quân bài thương hiệu” một cách khôn ngoan!
Các nhà tuyển dụng dùng
Chuyên gia Nguyễn Đình Thành khẳng định, thông số “đọc vị” mạng xã hội của mỗi nhà tuyển dụng là không giống nhau với mỗi ngành nghề, vị trí.
Mọi tổ chức hàng đầu đều muốn sở hữu nhân sự có tác phong làm việc chuyên nghiệp trong từng chi tiết cũng như ứng xử thông minh ở đời thực, và tất nhiên, cả trên mạng xã hội.
Mạng xã hội như một “con dao hai lưỡi”, nếu biết xây dựng hình ảnh cá nhân hiệu quả nó sẽ mở ra cho ứng viên nhiều cơ hội nghề nghiệp và ngược lại.
Các bạn trẻ nên chủ động nắm bắt và tham gia vào những kênh mạng xã hội chiến lược bởi đó là nơi “hẹn hò” lí tưởng của nhà tuyển dụng và ứng viên. Mặt khác, nên “tối ưu hóa” hồ sơ online để người khác dễ dàng nhìn ra tiềm năng của bạn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Sơn lưu ý: “Năng lực của ứng viên sẽ được chứng minh qua thử thách nghề nghiệp thực tế chứ không đơn thuần ở mạng xã hội. Những ai không có năng lực thực sự khó lòng trụ được ở các “vòng sau” của nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, người trẻ rất nên biết cách xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội sao cho hấp dẫn nếu cảm thấy thực sự cần thiết với bản thân, ở từng giai đoạn nghề nghiệp”.
Leave a Reply