5 câu hỏi phỏng vấn khiến ứng viên bớt căng thẳng

Thay “Điều gì tạo động lực cho bạn trong công việc?” bằng “Nếu được nhận, bạn cần công ty hỗ trợ những gì?
để chia sẻ thẳng thắn hơn


Bài viết của chuyên gia nhân sự Jerome Ternynck được đăng tải trên tạp chí INC đã đem đến một góc nhìn mới về tuyển dụng. Ông đã thay đổi 5 tuyển dụng truyền thống bằng 5 câu hỏi thân thiện nhưng mang lại hiệu quả hơn hẳn, giúp cho quy trình tuyển dụng nhẹ nhàng và đem lại cơ hội cho cả hai bên.

Thay “Vì sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” bằng “Bạn quan tâm đến những công việc nào ở công ty chúng tôi?”

Ứng viên luôn có sự chuẩn bị sẵn sáng cho câu hỏi này. Họ đã có sẵn một danh sách các lý do phù hợp với mục tiêu của công ty. Do đó, hãy gợi mở cho ứng viên nói về những gì họ có thể và sẵn sàng làm cho công ty của bạn. Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng có đánh giá chính xác hơn năng lực của ứng viên.

Thay “Hãy nói về công việc hiện tại của bạn” bằng “Chúng tôi sẽ tiến hành dự án này trong thời gian tới, nếu được nhận bạn sẽ làm những gì?”

Bắt đầu mối quan hệ trong công việc mới bằng cách hỏi về công việc trong quá khứ không khác gì bắt đầu một mối quan hệ ngọt ngào bằng cách hỏi về người yêu cũ. Hãy tập trung vào khả năng hiện có của ứng viên và tạo cơ hội để hai bên cùng thảo luận cho một dự án mới. Đây là cách rất tốt để ứng viên tự bộc lộ năng lực bản thân mà bạn không bị áp lực từ phía nhà tuyển dụng.

Thay “Bạn hãy chia sẻ về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?” bằng “Bạn có thể chia sẻ về những khó khăn đã từng gặp trong công việc và bạn đã giải quyết khó khăn đó như thế nào?”

Câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu là đề tài vô cùng quen thuộc và các ứng viên luôn chuẩn bị những câu trả đã tính toán sẵn. Nếu bạn muốn biết rõ các kỹ năng của ứng viên như cách giải quyết vấn đề, tính cách và thái độ làm việc thì hãy xoáy vào kinh nghiệm ứng phó trong thực tế. Qua những tình huống này, ứng viên sẽ tự tiết lộ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân họ.

Thay “Điều gì tạo động lực cho bạn trong công việc?” bằng “Nếu được nhận, bạn cần công ty hỗ trợ những gì?

Câu hỏi thứ hai sẽ tiết lộ thêm nhiều thông tin hữu ích. Không chỉ là động lực mà bạn còn biết được những công cụ cụ thể nào mà họ cần để thành công. Đó có thể là thời gian làm việc không gò bó, một trợ lý nhanh nhẹn hoặc một phòng làm việc đầy đủ tiện nghi.

Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ về động lực làm việc của ứng viên, điều gì tạo nên niềm hứng khởi cho họ, cũng như xác định được những gì bạn cần cung cấp để tạo nên môi trường hợp tác thân thiện và lâu dài

Thay “Sở thích của bạn là gì?” bằng “Điều gì trong cuộc sống khiến bạn vui vẻ nhất?

Hỏi về sở thích là bạn tạo điều kiện cho ứng viên tuôn ra như cái máy về một danh sách những thói quen lành mạnh đã được chuẩn bị sẵn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy hỏi về những điều có thể mang đến cho họ niềm vui. Đề nghị này sẽ giúp ứng viên cởi mở hơn để chia sẻ niềm đam mê thực sự của họ.

Nhà tuyển dụng nên tạo ra những cuộc trò chuyện truyền thật nhiều cảm hứng cho bạn và ứng viên tìm việc. Phỏng vấn tuyển dụng không nên là một buổi hỏi cung, mà nên là một cuộc thảo luận thẳng thắn và đầy thiện chí.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *